Tượng chân dung thạch cao là loại tượng khá thông dụng và rất phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Dễ dàng bắt gặp tượng làm từ thạch cao ở nhiều nơi, từ nhà ở cho đến văn phòng làm việc. Vậy có khi nào bạn thắc mắc về cách làm loại tượng giống như thật đến từng centimet này? Theo dõi 4 bước trong quy trình đúc tượng chân dung thạch cao để có được câu trả lời nhé!
Quy trình làm tượng chân dung thạch cao
Thạch cao là loại chất liệu xuất hiện phổ biến trong tự nhiên. Loại khoáng vật trầm tích hay phong hóa này rất mềm. Thạch cao có thành phần chính là CaSO4.2H2O. Bột thạch cao thường được sử dụng chủ yếu trong các ngành như xây dựng, đúc tượng, làm giấy và tạc tượng giải phẫu cơ thể người hỗ trợ thực hành giảng dạy y học.
Tượng chân dung bằng thạch cao thường được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Tạo khuôn mẫu
Để làm tượng chân dung, trước tiên bạn cần tạo được khuôn mẫu cho sản phẩm của mình. Đây là công đoạn quan trọng, quyết định phần lớn tới toàn bộ quá trình tạo tượng thạch cao cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm. Do đó, nghệ nhân làm khuôn thường là những người thợ lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, có con mắt nghệ thuật tinh tế.
Trước khi làm khuôn, nghệ nhân sẽ cần thu thập những dữ liệu liên quan tới nhân vật sẽ được mô phỏng về kích thước đầu, thân, các bộ phận trên mặt, biểu cảm, họa tiết quần áo,… Công đoạn này hiện nay có thể nhờ đến sự giúp đỡ của công nghệ giúp chụp ảnh, quay video, hay bản vẽ nhằm rút ngắn thời gian, tăng hiệu quả thi công.
Bước 2: Đổ thạch vào khuôn
Nếu thạch cao vẫn còn nguyên khối thì người thợ sẽ nghiền nhỏ thành dạng bột, sau đó trộn bột thạch cao với nước theo tỷ lệ nhất định rồi trét vào khuôn. Thông thường, nghệ nhân sẽ đổ thạch cao làm 2 lớp để đảm bảo tượng có độ cứng, chắc chắn và bền vững trong quá trình sử dụng.
Bước 3: Đúc tượng chân dung
Công đoạn đúc tượng chân dung thạch cao thực chất là việc người thợ tiến hành gỡ khuôn và làm nguội thạch cao. Giai đoạn này cần được thực hiện một cách cẩn thận, đảm bảo hình tượng không bị vỡ, lở trong quá trình gỡ. Khi bỏ khuôn ra, nghệ nhân tiến hành làm nguội bức tượng trong thời gian khoảng 0,5 – 1,5 ngày tùy kích thước chân dung.
Bước 4: Hoàn thiện chân dung thạch cao
Sau khi tượng đã nguội, thợ điêu khắc tiến hành cân chỉnh lại những đường nét, mài giũa, làm mịn, tạo sự bóng đẹp cho bề mặt tượng. Sau cùng tiến hành phun sơn, phủ màu theo yêu cầu của khách hàng. Tượng chân dung thạch cao thường được để nguyên màu hoặc phủ sơn màu đồng, màu nâu đất để tạo tính thẩm mỹ cho tác phẩm.
- Giá trị của việc sử dụng mô hình trang trí bằng composite (12.01.2024)
- Lợi ích thực tế mà mô hình trang trí đem lại (12.01.2024)
- Tượng composite decor đem lại hiệu quả gì? (12.01.2024)
- Lựa chọn tượng composite để trang trí Tết (12.01.2024)
- Tìm hiểu về lịch sử phát triển của tượng composite (12.01.2024)
- Những lý do bạn nên chọn điêu khắc tượng bằng composite? (12.01.2024)
- Có nên trang trí khuôn viên bằng tượng composite hay không? (12.01.2024)
- Tượng làm từ composite có tính năng như thế nào? (12.01.2024)
- Tượng composite sự lựa chọn của nhiều gia đình (12.01.2024)
- Xu hướng sử dụng tượng điêu khắc composite trang trí nội thất (12.01.2024)
- Tượng composite - Ưu nhược điểm, ứng dụng (25.12.2023)
- Lý do đơn vị điêu khắc tượng composite Quang Cảnh được khách hàng tin chọn (25.12.2023)