Mỗi làng quê Việt Nam thường có một câu chuyện thần kỳ về cây đa bến nước, đình làng miếu mạo hay thành hoàng làng. Câu chuyện về pho tượng cổ bảo hộ làng chài nghèo và báo oán những ai dám ăn cắp ở thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định là một trong những truyền thuyết như vậy.
Pho tượng cổ bảo hộ làng chài nghèo
Đến thôn Hải Giang, hỏi đường đến chùa Linh Sơn ai cũng biết, hỏi thêm về pho tượng bí hiểm trong chùa, người dân càng hào hứng kể vanh vách.
Chùa Linh Sơn có thờ pho tượng cổ bằng đá mà dân gian quen gọi là tượng Phật Lồi.
Pho tượng tạc hình dáng một vị tu sĩ trong tư thế ngồi thiền, tay trái đặt lên đùi, tay phải cầm tràng hạt, mình trần, thân đeo một mảnh vải vắt chéo qua vai trái. Tượng cao 0,82m, ngang 0,46m. Tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Bình Định, cho biết: “Tượng Phật Lồi ở Hải Giang là tượng thần Shiva do người Chăm tạc, có niên đại khoảng thế kỷ XI - XIII”.
Đặc biệt, lưng tượng là một tấm bia hình ngũ giác cao 60 cm, rộng 45 cm, có 12 dòng chữ Chăm cổ đến nay vẫn chưa ai dịch nghĩa được. Được biết, Viện Viễn Đông bác cổ ở Pháp sang cũng đã lấy mẫu chữ đằng sau pho tượng Phật Lồi về nghiên cứu nhưng chưa có kết quả.
Theo ông Trương Long (82 tuổi, ở thôn Hải Giang), người trông coi chùa Linh Sơn, tượng Phật lồi lộ ra từ lòng đất khi một người dân Hải Giang cày ruộng canh tác và cả làng cùng nhau lập đền để thờ.
Sau nhiều lần di chuyển lên cao dần, vị trí đặt tượng ngày nay cách địa điểm phát hiện pho tượng khoảng 300m. Chùa Linh Sơn được xây dựng từ đó, nay đã hơn 200 năm. Chùa ngày càng được mở rộng dần, người ta hiến tặng các tượng Phật, Bồ tát để thờ chung với pho tượng cổ.
Màn sương huyền thoại bao trùm pho tượng này bắt đầu từ khoảng 1 thế kỷ trước. Theo ông Nguyễn Văn Hậu (60 tuổi, ngụ thôn Hải Giang), đó là chuyện hai ngư dân trong thôn một ngày kéo lưới tại vùng biển gần bờ, không may bị trượt chân ngã xuống biển.
Dân làng ra sức tìm kiếm hai ngày liên tiếp nhưng không thấy. Gia đình đến chùa Linh Sơn cầu khấn, xin tượng Phật Lồi bảo hộ cho những người bị nạn. Tình cờ, chỉ ngay sau đó, người làng đã tìm thấy họ còn sống, trôi lơ lửng cùng với chiếc phao cách nơi bị nạn gần 2km.
Tượng “Báo oán” kẻ trộm
Người làng cũng còn truyền tai nhau câu chuyện từ năm 1945, khi quân Nhật chuẩn bị rút về nước, một viên sĩ quan người Nhật tại Quy Nhơn dẫn một toán lính tới chùa Linh Sơn khiêng pho tượng cổ đi. Lạ kỳ là cả chục thanh niên khỏe mạnh hè nhau hết sức lực vẫn không khiêng được pho tượng, đành phải bỏ về.
- Vai trò quan trọng của điêu khắc tượng trang trí trong đời sống (21.09.2024)
- Ý tưởng ứng dụng của tượng trang trí cảnh quan (21.09.2024)
- Ưu điểm của tượng nghệ thuật trang trí (21.09.2024)
- Cách quyết định chọn mua tượng nghệ thuật trang trí quán bar, karaoke (21.09.2024)
- Điêu khắc tượng ứng dụng trang trí nội thất, sân vườn (21.09.2024)
- Ý nghĩa của nghệ thuật điêu khắc tượng trang trí (21.09.2024)
- Bí quyết vàng lựa chọn và trang trí tượng cho sân vườn (21.09.2024)
- Những điều cần quan tâm khi chọn tượng trang trí (21.09.2024)
- Thiết kế mô hình có thực sự quan trọng? (21.09.2024)
- Mô hình composite - Đầu tư cho một không gian sống đẳng cấp (21.09.2024)
- Giá trị của việc sử dụng mô hình trang trí bằng composite (12.01.2024)
- Lợi ích thực tế mà mô hình trang trí đem lại (12.01.2024)