Không ít du khách sẽ phải ngạc nhiên khi biết ở Việt Nam có những bức tượng vô cùng kỳ lạ, có thể đứng lên, ngồi xuống hoặc nhìn y hệt người thật. Bên cạnh đó, các bức tượng này cũng gắn với câu chuyện có thật trong lịch sử, mang đậm tính cách và văn hóa Việt.
Những điều bí ẩn về 5 pho tượng tại Việt Nam
1/ Bức tượng Phật ngự trên lưng Vua
Ai từng đến chùa Hòe Nhai (Hà Nội), chắc chắn đã nhìn thấy bức tượng đôi tạc hình ảnh một nhà vua mặc triều phục đang quỳ gập người, trên lưng là pho tượng Phật cao lớn ngồi trên tòa sen. Theo sư trụ trì tại chùa, bộ tượng có chiều cao tổng thể là 1,78m, được phủ sơn son thiếp vàng và có nguồn gốc từ thế kỷ 17, 18.
2/ Pho tượng như người thật
Hiện tại, trong gian Quan âm chùa Quán Sứ (quận Hoàn Kiếm) đang trưng bày pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ - nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Pho tượng gây sự tò mò cho du khách thập phương bởi kích cỡ và hình dáng y như người thật.
Được biết, bức tượng do các tăng ni, phật tử Thái Lan hiến tặng và được làm trong 1 năm. Năm 2008, nhân dịp Đại lễ Phật đản Liên hợp Quốc tại Hà Nội, đoàn Phật giáo Thái Lan đã đến thăm chùa Quán Sứ, gặp hòa thượng Thích Thanh Tứ và có tâm nguyện muốn tạc tượng hòa thượng.
3/ Bức tượng biết đứng lên, ngồi xuống
Nhiều người sẽ rất tò mò khi thấy bức tượng thờ Đức Linh Lang Đại vương ở miếu Bảo Hà (Hải Phòng) biết… chuyển động. Tượng có thể đứng lên một cách nhẹ nhàng, khoan thai rồi lại từ từ ngồi xuống. Đây được xem là bức tượng độc đáo, hiếm gặp nhất trong số những bức tượng hiện có ở Việt Nam.
Bí mật về sự chuyển động của bức tượng nằm ở cánh cửa ngay điện thờ. Khi mở cửa, tượng sẽ dần đứng lên, nhưng khi khép lại thì tượng lập tức trở về tư thế ngồi ban đầu. Đây là sự sáng tạo “độc nhất vô nhị” của các nghệ nhân khi kết hợp giữa nghệ thuật tạc tượng và nghệ thuật múa rối.
4/ Tượng Đức Ông có một chân trần
Chùa Bộc thuộc Khương Thượng (quận Đống Đa) là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Hà Nội và được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Trong tòa tam bảo, phía gian bên phải có một ban thờ Đức Ông từ xa xưa đã mang nhiều bí mật.
Ngài mặc áo ngoài có thêu rồng ẩn trong mây, lưng thắt đai trông rất oai nghiêm. Đây là điều hiếm thấy trong các pho tượng thờ Đức Ông ở các ngôi chùa khác. Cho đến nay, cũng không ai biết được chùa được xây dựng từ thời nào.
5/ Tượng Phật phát quang
Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa đẹp nhất, lớn nhất 3 trong ngôi “Linh Ứng Tự” ở Đà Nẵng. Linh Ứng Bãi Bụt nằm ở lưng chừng núi Sơn Trà với bức tượng Phật Bà cao 67m, đường kính tòa sen 35m (tương đương với tòa nhà 30 tầng) nhìn ra biển.
Năm 2008, có một nhà điêu khắc được mời về để chỉnh sửa lại tượng. Gần giờ Ngọ trưa hôm đó, khi người này mở mặt Phật ra thì bất ngờ trên bầu trời trong xanh xuất hiện quầng hào quang 7 sắc rất lạ. Hào quang che kín cả mặt trời, kéo dài suốt một giờ đồng hồ. Hiện tượng tương tự như vậy còn xảy ra thêm 13 lần sau đó.
Lý giải theo khoa học, Thượng tọa Thích Thiện Nguyện – trụ trì chùa cho rằng, đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, với 13 lần xuất hiện như thế quả là một hiện tượng hiếm. Còn theo một số chuyên gia ở Viện Vật lý địa cầu Việt Nam thì vầng hào quang quanh mặt trời là hiện tượng khúc xạ gần giống như cầu vồng.
- Vai trò quan trọng của điêu khắc tượng trang trí trong đời sống (21.09.2024)
- Ý tưởng ứng dụng của tượng trang trí cảnh quan (21.09.2024)
- Ưu điểm của tượng nghệ thuật trang trí (21.09.2024)
- Cách quyết định chọn mua tượng nghệ thuật trang trí quán bar, karaoke (21.09.2024)
- Điêu khắc tượng ứng dụng trang trí nội thất, sân vườn (21.09.2024)
- Ý nghĩa của nghệ thuật điêu khắc tượng trang trí (21.09.2024)
- Bí quyết vàng lựa chọn và trang trí tượng cho sân vườn (21.09.2024)
- Những điều cần quan tâm khi chọn tượng trang trí (21.09.2024)
- Thiết kế mô hình có thực sự quan trọng? (21.09.2024)
- Mô hình composite - Đầu tư cho một không gian sống đẳng cấp (21.09.2024)
- Giá trị của việc sử dụng mô hình trang trí bằng composite (12.01.2024)
- Lợi ích thực tế mà mô hình trang trí đem lại (12.01.2024)