Lịch sử điêu khắc tượng cổ điển
1/ Điêu khắc là gì?
Điêu khắc là một loại hình nghệ thuật tạo hình bằng khối nổi, chìm, đặc và rỗng trong không gian 3 chiều (ngang, dọc, sâu) riêng điêu khắc đương đại khai thác thêm chiều thứ 4 là về thời gian. Mỗi điêu khắc có thể tạo mà tự thân gỗ, đá, đất nung…hoặc có thể phủ màu tư đơn sắc đến tô vẽ, hay trộn, đúc tự do đủ màu.
2/ Lịch sử điêu khắc tượng cổ điển từ thời Cổ đại cho đến Trung cổ
Ở các nền văn minh lớn như: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp, La Mã đang rất phát triển về điêu khắc. Nhà nước Cổ đại, Trung đại hoặc tôn giáo đứng ra huy động nhân công, tổ chức sản xuất và tận dụng được hết năng lực tối đa của mọi nghệ nhân, nghệ sĩ nên điêu khắc đã có bước phát triển nhảy vọt, dựng được những pho tượng kỳ vĩ trong lịch sử nhân loại.
Đặc biệt điêu khắc Hy Lạp – La Mã cổ đại đã được ứng dụng vào những thành tựu sơ khởi của khoa học: Giải phẫu tạo hình, tỷ lệ đầu, kết cấu tượng có điểm tựa và điểm chống, quy hoạch cùng kiến trúc…
Hầu hết các tác phẩm nghệ thuật điêu khắc mà con người chiêm ngưỡng đều được thể tượng tròn đòi hỏi sự hoàn thiện ở mọi góc cạnh. Tuy nhiên, chúng cùng một thể loại điêu khắc, đó là phù điêu, một góc nhìn dành cho người thưởng thức.
3/ Điêu khắc tượng cổ điển của người Việt
Việt Nam xuất hiện điêu khắc từ buổi bình minh của lịch sử, trong các nền văn hóa khảo cổ như: Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn ở miền Bắc, Sa Huỳnh ở miền Trung hay Óc Eo ở Nam Bộ.
Thường là những bức tượng cỡ rất nhỏ bằng đá, đất nung và đồng. Hơn 1000 năm Bắc Thuộc đã làm gián đoạn tiến trình nghệ thuật Việt nói chung và điêu khắc Việt nói riêng trên địa bàn miền Bắc Việt Nam.
Trong khi ấy điêu khắc vẫn tiếp tục phát triển ở miền Trung với champa, nam Bộ, phù Nam rồi chân Lạp. Cho đến kỷ nguyên độc lập phong kiến kể từ các triều đại Đinh – Tiền Lê – Lý cho tới Lê – Trịnh và Nguyễn. Ngành nghề điêu khắc mới bắt đầu bền vững, lan tỏa và vươn tới đỉnh cao điêu khắc tượng cổ điển của dân tộc.
Một số loại hình điêu khắc tượng cổ điển
+ Phù điêu (chạm nổi, đắp nổi): Cao, thấp, chìm, thùng, lộng, bong – kênh
+ Tượng tròn: Chân dung, bán thân, toàn thân, nhóm, tượng vườn, tượng trang trí
+ Tượng đài: Biểu tượng tưởng niệm nhân vật lịch sử hoặc một sự kiện lịch sử. Hình thức tượng đài thường rất đồ sộ, chiếm không gian rộng lớn, nội dung chính trị, lịch sử hay huyền thoại.
+ Điêu khắc địa hình: Là một loại hình điêu khắc khổng lồ, người sáng tạo có thể dùng phương tiện và cách thức hiện đại tạo hình vào núi, đồi, biển, đảo, mặt đất…
+ Điêu khắc thiên nhiên: là điêu khắc hoặc tạo dáng trực tiếp từ các vật thể sống, tồn tại trong thiên nhiên như cây: Đá, băng, cát, sỏi…
- Điêu khắc tượng inox theo yêu cầu: Dịch vụ gia công và thiết kế độc quyền (08.01.2025)
- Tượng inox ngoài trời là sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình công cộng (08.01.2025)
- Lợi ích khi đặt tượng inox nghệ thuật sân vườn - Tạo điểm nhấn cho không gian sống (08.01.2025)
- Quy trình sản xuất tượng inox: Từ ý tưởng đến thành phẩm (08.01.2025)
- Ứng dụng của tượng inox trong trang trí nội ngoại thất (08.01.2025)
- Vai trò quan trọng của điêu khắc tượng trang trí trong đời sống (21.09.2024)
- Ý tưởng ứng dụng của tượng trang trí cảnh quan (21.09.2024)
- Ưu điểm của tượng nghệ thuật trang trí (21.09.2024)
- Cách quyết định chọn mua tượng nghệ thuật trang trí quán bar, karaoke (21.09.2024)
- Điêu khắc tượng ứng dụng trang trí nội thất, sân vườn (21.09.2024)
- Ý nghĩa của nghệ thuật điêu khắc tượng trang trí (21.09.2024)
- Bí quyết vàng lựa chọn và trang trí tượng cho sân vườn (21.09.2024)